Chen chân xem đô vật tranh tài ở lễ hội hơn 200 năm
Sáng 19/2 (nhằm ngày mồng 10 tháng Giêng) tại thôn Lại Ân (tên nôm là làng Sình), xã Phú Mậu (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã diễn ra lễ hội vật truyền thống đầu Xuân. Đây cũng là hội vật được đánh giá là lâu đời bậc nhất ở cố đô Huế.( Ảnh Hoàng Le)
Được biết, lễ hội làng Sình xuất hiện cách đây hơn 200 năm từ thời các chúa Nguyễn. Ngày nay, dân gian vẫn còn truyền tụng câu: "Dù ai đi đó đi đây. Đến ngày hội vật nhớ quay về Sinh" để nhắc nhớ thế hệ sau luôn nhớ về lễ hội vật truyền thống cũng là niềm tự hào của dân làng Sình.( Ảnh Hoàng Le)
Theo sử sách, làng Sình trước đây là địa điểm để xây dựng những trại đóng tàu thuyền, trường huấn luyện thuỷ quân, bộ binh tinh nhuệ để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn Tổ quốc ( Ảnh Hoàng Le)
Các đô vật tại hội vật làng Sình thường được tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Tất cả các vận động viên thanh, thiếu niên có sức khoẻ, có phong cách đạo đức tốt (Ảnh Hoàng Le)
Không chỉ có những đô vật nam mà ở hội vật truyền thống làng Sình còn có sự tranh tài của cả những đô vật nữ (Ảnh Hoàng Le)
Người dân chăm chú theo dõi các đô vật thi đấu, một số không quên dùng điện thoại cá nhân ghi lại những thế vật đẹp mà các đô vật phô diễn ( Ảnh Hoàng Le)
Đô vật vô địch sẽ nhận được cúp, huy chương, cờ, hiện kim của Ban tổ chức và mâm cau trầu truyền thống của làng văn hóa Lại Ân. Ngoài ra theo quyết định của UBND xã Phú Mậu thì những vận động viên có thành tích xuất sắc khi thi đấu vật truyền thống làng Sình năm 2024 sẽ được tặng cờ, huy chương và tiền mặt 19.500.000 đồng (Ảnh Hoàng Le)
Nguyễn Hiền
Tags:Vật Làng Sình
đô vật Làng Sình
lễ hội vật ở Huế
lễ hội hơn 200 năm ở Thừa Thiên Huế
Tin cùng chuyên mục
5 đặc điểm ở người phụ nữ khiến đàn ông vừa yêu vừa nể và muốn sống cùng cả đời
5 đặc điểm ở người phụ nữ khiến đàn ông vừa yêu vừa nể và muốn sống cùng cả đời