Nghi lễ cúng rằm tháng 8 theo hướng dẫn của GS Lương Ngọc Huỳnh
GS Lương Ngọc Huỳnh lưu ý nghi lễ cúng rằm tháng 8 thường được tổ chức ở ngoài trời, trước sân nhà, hoặc trước sân đình.
Theo văn hoá thờ cúng của nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam, rằm tháng 8 còn có tên gọi khác như tết Đoàn viên, tết Trung thu, tết Thiếu nhi, tết Trông trăng… Đây là một trong những ngày rằm quan trọng đối với người Việt.
Trung thu 2023 rơi vào thứ Sáu, ngày 29/9 dương lịch.
Vào đêm Trung thu, dưới ánh trăng sáng, các gia đình bày mâm cúng rằm tháng 8 với các nghi lễ truyền thống.
Nghi lễ cúng rằm tháng 8 thường được tổ chức ở ngoài trời, trước sân nhà, hoặc trước sân đình.
Bàn lễ đặt ở hướng đông để đón trăng. Mọi người già trẻ ngồi sau bàn lễ quay mặt về hướng đông.
Trên bàn lễ trải vải đỏ trang trọng và bày lễ hoa quả, bánh kẹo, 9 cây nến đỏ, 3 ly rượu đỏ, vàng, trắng, 3 ly trà 3 vị hương khác nhau.
Nghi lễ này không bắt buộc phải có tiền vàng, nếu có một chiếc lọng đỏ thì rất đẹp, xung quanh lọng đỏ được trang trí đèn kéo quân, đèn ông sao, các cháu nhỏ chuẩn bị nhiều đèn ông sao và trống ếch.
Ổn định chỗ ngồi cho các cháu, ông bà, bố mẹ sẽ làm lễ.
Khoảng từ 18h8 đến 19h là thời điểm tốt nhất cho việc làm lễ.
Ảnh minh họa: VietNamNet
Các cụ thắp 9 ngọn nến, 9 nén nhang lễ chín lễ và khấn:
Thành thành tái tái phụng thỉnh:
Khởi tâm thắp nến hào quang sáng bừng
Tâm thân thanh tịnh gạt bỏ phiền ưu
Thiên địa thông linh nhất tâm thành kính
Con tên là… Xin thay mặt cho toàn thể gia đình cùng các con, các cháu xin trấn minh nhất tâm thành kính khấu đầu kê thủ kính lạy Thượng Đế cùng chư vị Thần Tiên Phật Thánh Mẫu ở 10 phương tam giới. Con cung thỉnh Thượng đế cùng chư ngài khai ân quán chiếu đến đàn lễ này chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Chúng con nhất tâm quy mệnh lễ kính dâng:
Hương phần bảo đỉnh khí thấu thượng thiên
Thần nhân hợp nhất ỷ trượng chư thiên.
Chúng con xin trấn minh nhất tâm khấu đầu quy mệnh lễ xin cáo hạ lên chư Thần Tiên trong tam giới cùng chư vị Sơn Thần , Long Thần, Thổ địa, Thổ công, Táo Quân, Thổ Kỳ, Thành Hoàng Bản Thổ, Thần Linh Miếu Viện (thôn, khu phố, phường, xã, quận, huyện, tỉnh, thành phố… Việt Nam).
Muôn tâu Thượng Đế.
Muôn tâu chư vị Đại Đế, chư vị Thần Tiên Phật Thánh Mẫu cùng chư ngài.
Hôm nay là ngày tết Trung thu, giữa thiên địa dưới ánh nguyệt quang phổ chiếu khắp cõi trần gian, chúng con trấn minh nhất tâm thành kính khấu đầu kê thủ bái lạy, nguyện cầu lên Thượng Đế cùng chư ngài hoan hỷ quán chiếu và hạ đàn trước đàn lễ để chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Chúng con nguyện cầu xin Thượng Đế khai ân ban cho các cháu thiếu niên nhi đồng ở khắp trần gian được hân hoan rước đèn đánh trống ca ngợi tán tụng Thượng Đế cùng chư ngài trong ánh nguyệt quang phổ chiếu khắp nhân gian.
Hôm nay là Tết đoàn viên ở hạ giới cũng là tiết Trung thu của niên vận. Chúng con cung kính nguyện cầu xin Thượng Đế cùng chư ngài ban ân huệ cho các cháu thiếu niên nhi đồng ở hạ giới được mạnh khoẻ thông minh học giỏi, trí tuệ, nhân cách, đạo đức và thần thái sáng trong như ánh nguyệt quang đêm nay, để các cháu được lớn lên trong hòa bình, hạnh phúc, tự do, bình đẳng, đầy lòng nhân ái.
Chúng con cầu nguyện cho tất cả chúng sinh trong tam giới đều được hưởng ân huệ của Thượng Đế cùng chư ngài để đất trời càn khôn minh tác, khí tượng thanh hợp, thiên thời ấn lộ, địa phúc tường yên, tứ thời bát tiết, vạn vật sinh thành, các bảo bình an. Mọi vạn vật chúng sinh đều vinh danh và biết ơn Thượng Đế.
Chúng con nguyện cầu cho đất nước Việt Nam luôn được thái bình hạnh phúc, nhân dân Việt Nam nhà nhà người người được hưởng ân huệ của Thượng Đế cùng chư ngài, ai ai cũng được cầu tài tài tới, cầu phúc phúc lai, cầu đức đức thịnh, cầu lộc lộc tồn, cầu tuệ tuệ minh, cầu linh linh ứng, mỗi gia đình đều được nhân an vật thịnh hiển vinh thụ huệ, con cháu muôn đời thế thế chi an cát tường như ý.
Chúng con nguyện cầu cho dân tộc Việt Nam cùng nhân loại đại đồng thiên thiên thu vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.
Chúng con xin tạ ơn Thượng Đế cùng chư ngài.
Chúng con xin tạ ơn Thượng Đế cùng chư ngài.
Chúng con xin tạ ơn Thượng Đế cùng chư ngài.
Ảnh minh họa: VietNamNet
Đọc xong văn khấn thì quý vị quỳ lạy 9 lạy.
Lúc này các cháu thoải mái vui đùa rước đèn đánh trống, với những trò chơi dân gian.
Từ 20h trở đi là có thể phá cỗ.
Tết Trung thu 2023 là ngày bao nhiêu dương lịch?
Tết Trung thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Năm 2023, tết Trung thu rơi vào thứ Sáu, ngày 29/9 dương lịch.
Cách bày mâm ngũ quả Trung thu 2023 đẹp mà đơn giản
Mâm ngũ quả Trung thu 2023 được bài trí ngày càng sáng tạo, đẹp mắt nhưng chứa đựng đầy đủ ý nghĩa cầu may mắn, sung túc, bình an.
Con dâu mua bánh trung thu biếu mẹ ruột, mẹ chồng gọi con trai về nhà họp gấp
Mua bánh trung thu 104.000 đồng biếu mẹ ruột, tôi bị mẹ chồng mắng té tát. Bà còn gọi con trai về họp gia đình.
Bình luận
Tags:rằm tháng 8
nghi lễ cúng rằm tháng 8
GS Lương Ngọc Huỳnh
trung thu
tết trung thu
tết trung thu 2023
tết trung thu năm 2023
rằm tháng 8 2023
Tin cùng chuyên mục
5 đặc điểm ở người phụ nữ khiến đàn ông vừa yêu vừa nể và muốn sống cùng cả đời
5 đặc điểm ở người phụ nữ khiến đàn ông vừa yêu vừa nể và muốn sống cùng cả đời