Triệu chứng cảnh báo cơn ho nên thăm khám
Ho là triệu chứng thường gặp ở người bị cảm lạnh, dị ứng và thường khỏi sau một thời gian ngắn. Nếu ho kéo dài kèm theo các triệu chứng khác, người bệnh nên cân nhắc điều trị. Theo tờ Very Well Health (Mỹ), ho kèm các dấu hiệu dưới đây giúp bạn nhận biết và nên thăm khám sớm.
Ho kèm dịch nhầy đổi màu
Chất nhầy (đờm) được tạo ra từ các tế bào khi đường hô hấp bị nhiễm trùng như viêm phế quản. Chất nhầy thường có màu vàng, xanh lá hoặc hơi ngả vàng cho thấy các tế bào bạch cầu có thể đang "chiến đấu" với tình trạng nhiễm trùng. Nếu người bệnh ho ra màu đờm lạ, kéo dài hơn một tuần kèm theo sốt nên cân nhắc thăm khám. Người bệnh có những dấu hiệu này có thể bị viêm phổi hoặc bệnh lý liên quan đến phổi. Trường hợp dịch nhầy khi ho ra có màu hồng, sủi bọt có thể là dấu hiệu của suy tim và phù phổi, người bệnh cần thăm khám ngay.
Ho ra máu
Theo nghiên cứu đăng trên Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), người bệnh kèm ho ra máu tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng. Đây có thể là tình trạng viêm nhiễm đường thở như viêm phế quản, viêm phổi hoặc là một trong các triệu chứng của bệnh ung thư phổi và cần chăm sóc y tế.
Người bệnh ho kèm các triệu chứng sốt, mệt mỏi kéo dài nên thăm khám sớm. Ảnh: Freepik
Thở khò khè và khó thở
Theo một báo cáo nghiên cứu trên tờ Medline Plus (Mỹ), cơn ho kèm theo thở khò khè và khó thở kéo dài có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn, phản ứng của dị ứng hoặc trào ngược axit. Bạn nên thăm khám với chuyên gia y tế để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý và điều trị sớm.
Bệnh lý tim mạch
Cơn ho thường có liên quan các vấn đề phổi hoặc nhiễm trùng hô hấp. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng của suy tim, gây ra bởi bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh cơ tim phì đại, rối loạn chức năng tâm trương hay bệnh van tim. Người mắc các bệnh lý này bị ho ra đờm sủi bọt trắng, đờm hồng có máu. Người bệnh suy tim đột nhiên bị ho nên thăm khám với bác sĩ.
Bị đổ mồ hôi hoặc sốt ban đêm
Đổ mồ hôi trộm về đêm có thể do lo lắng, phản ứng với thuốc mới hay triệu chứng tiền mãn kinh. Tuy nhiên, báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy, người bệnh đổ mồ hôi kèm theo ho và sốt đêm có thể đã mắc bệnh lao và cần kiểm ra nguyên nhân, tiến hành điều trị.
Sốt cao
Cũng theo CDC, người sốt trên 40 độ C có khả năng cao mắc bệnh cúm. Đau ngực kèm theo ho cũng là một trong các triệu chứng nghiêm trọng. Người lớn nên đưa trẻ thăm khám cấp cứu nếu nhận thấy trẻ sơ sinh bị ho kéo dài trong nhiều giờ liền, trẻ dưới một tuổi ho liên tục và thở khò khè thành tiếng.
Cơn ho kéo dài trong nhiều tuần
Một số bệnh lý ho tuy kéo dài 3-8 tuần được chẩn đoán là ho bán cấp - cơn ho sau nhiễm trùng hoặc do chảy dịch mũi sau, có thể không nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng histamine hoặc thuốc thông mũi nhằm cải thiện triệu chứng bệnh lý mũi, cắt cơn ho.
Trẻ bị chứng viêm thanh khí phế quản
Croup là bệnh viêm thanh khí phế quản cấp gây ho có đờm, khó thở cho trẻ. Nếu tình trạng không giảm khi điều trị tại nhà, ba mẹ nên đưa con đi thăm khám với bác sĩ. Bạn có thể đưa trẻ đi khám buổi sáng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc steroid hoặc epinephrine dạng hít, giúp trẻ giảm triệu chứng sưng tấy.
Cơn ho tuy dễ điều trị dứt điểm nhưng thường gây khó chịu cho người bệnh. Đôi khi, các dấu hiệu đi kèm cơn ho cảnh báo tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Bạn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe và tìm ra nguyên nhân bệnh lý để phục hồi thể trạng, tránh bệnh trở nặng.
Mai Trinh (Theo Very Well Health)
Tags:ho
cổ họng
cơn ho
tai mũi họng
thăm khám
Tin cùng chuyên mục
5 đặc điểm ở người phụ nữ khiến đàn ông vừa yêu vừa nể và muốn sống cùng cả đời
5 đặc điểm ở người phụ nữ khiến đàn ông vừa yêu vừa nể và muốn sống cùng cả đời